Hiện nay, có rất nhiều người nhầm tưởng ba loại trang phục: bà ba, áo sẩm và pháp phục là như nhau. Thực tế, ba loại trang phục thuộc ba dòng trang phục khác nhau. Để giúp phân biệt cơ bản, rõ ràng ba loại trang phục này, Áo bà ba Nam Phương xin mời mọi người tham khảo cách phân biệt đồ bà ba, áo sẩm và pháp phục dưới đây!
Tìm hiểu cách phân biệt đồ: bà ba, áo sẩm và pháp phục
1. Áo sẩm
Áo sẩm thực chất là sườn xám truyền thống của người Trung Quốc nhưng thiết kế lại ngắn hơn, loại trang phục này ôm trọn cơ thể, giúp phụ nữ khoe trọn được vẻ đẹp đường cong quyến rũ. Sườn xám bắt nguồn từ thời nhà Thanh (1644–1912), đến những năm 1920, sườn xám được giới thượng lưu Thượng Hải ưa chuộng và đến những năm 1960 đã được Hồng Kông yêu thích. Về sau, áo sẩm cũng xuất hiện nhưng với thiết kế dạng áo ngắn, không dài như sườn xám nhưng vẫn có thiết kế riêng biệt như sườn xám vô cùng duyên dáng và thanh lịch.
Áo xẩm có thiết kế cổ áo dạng cổ cao, cổ thấp, không cổ hay cổ cách tân. Tay áo có các dạng: ống tay rộng, ống tay hẹp, tay dài, tay lỡ, cộc tay hay không có tay áo. Thân trước áo có loại thiết kế cài nút hàng thẳng, chéo, đường gấp khúc cách tân… Trải qua thời gian dài phát triển, áo xẩm ngày nay đã trở thành trang phục khá quen thuộc, chị em phụ nữ có thể diện cùng với váy dài, quần, quần jeans,… Có thể diện trang phục áo sẩm trong nhiều hoàn cảnh khác nhau như: đi chơi, đi chùa, chụp ảnh,…
2. Pháp phục
Pháp phục là trang phục dùng để diện khi đi lễ chùa, đền, lễ Phật, cúng bái những dịp rằm, cuối tháng, tham gia các khóa tu, các hoạt động tâm linh hay bất cứ lúc nào, giúp người mặc toát lên vẻ trang nghiêm và lịch sự, đồng thời thể hiện được sự tôn kính với Đức Phật, nơi linh thiêng, môi trường tu tập. Với pháp phục, người nào diện cũng được, không phân biệt độ tuổi, giới tính hay giai cấp.
Thiết kế của pháp phục thường khá tinh tế và đơn giản, chú trọng vào tính trang nhã, lịch sự, kín đáo và thể hiện được sự tôn nghiêm. Các mẫu mã có thể có sự biến tấu nhẹ, nhưng về cơ bản vẫn giữ được nguyên tắc cơ bản của loại trang phục này. Pháp phục cũng được may với nguyên tắc mang lại sự thoải mái, dễ chịu nhất có thể cho người mặc để thuận tiện cho việc quỳ lại, khấn vái, lễ Phật.
Về chất liệu vải may Pháp phục, thông thường được may từ những loại vải mang lại sự thoải mái, đơn giản, không cầu kỳ như: kate, đũi, linen… Màu sắc cũng vậy, Pháp phục thường cũng có màu sắc tinh tế, thường là màu nâu, vàng sậm, xám hay những gam màu nhạt. Việc này không chỉ tạo ra sự thanh tịnh mà còn giúp người mặc toát lên được sự giản dị, sáng sủa trong tâm hồn, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.
Ngày nay, ngoài Pháp phục truyền thống thì còn có nhiều thiết kế Pháp phục mang hơi hướng cách tân, hiện đại hơn phù hợp với xu hướng thời trang ngày nay. Tùy thuộc vào sở thích mà người diện có thể lựa chọn cho mình mẫu Pháp phục ưng ý từ kiểu dáng đến màu sắc, phù hợp với độ tuổi, phong cách.
3. Đồ bà ba
Bộ quần áo bà ba là một loại trang phục được sử dụng phổ biến ở miền Nam Việt Nam. Áo bà ba là loại áo không cổ, thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, còn thân áo phía trước gồm hai mảnh, ở giữa có hàng nút cài khuy chạy dài từ trên cổ xuống. Áo được chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông, độ dài vừa phải qua mông, để tăng thêm độ duyên dáng cho người mặc. Thông thường khi diện đồ bà ba sẽ kết hợp cùng với các loại phụ kiện như: khăn rằn Nam bộ, nón lá, guốc…
Lúc mới ra đời, áo bà ba thường được may bằng loại vải thô kate với gam màu đen hay nâu thuần túy. Nhưng càng về sau, áo bà ba càng được biến tấu với nhiều chất liệu vải khác nhau như: lụa, phi bóng, gấm, gấm in hoa, lụa Nhật, voan… với đủ các loại màu sắc khác nhau, họa tiết cũng đa dạng, phong phú. Thậm chí là kiểu áo cũng có sự cách tân cho phù hợp với xu hướng thời trang hiện đại ngày nay: áo tay ngắn, tay lửng, cổ thuyền, vạt dài… Nhưng nhìn chung, dù có trải qua bao thời gian thì chiếc áo bà ba vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống dân tộc, vừa đẹp lại vừa duyên dáng.
Quý khách hàng có thể lựa chọn cho mình những mẫu áo bà ba đẹp, thời trang may sẵn TẠI ĐÂY.